Top 5 doanh nghiệp địa ốc sở hữu quỹ đất ở lớn nhất là ai?

Chia sẻ bài viết bài trên: :
Top 5 doanh nghiệp địa ốc dẫn đầu đang nắm hơn 19.000 ha đất ở gồm Vingroup, Novaland, TTC Land, Nam Long và Đất Xanh, trong đó phải kể đến 3 đơn vị lớn có quỹ đất lớn đủ để phát triển khu đô thị Vinhomes, Novaland và Nam Long.

Top 5 doanh nghiệp địa ốc sở hữu quỹ đất ở lớn nhất là ai?
Nguồn: Số liệu tổng hợp các báo cáo 


Thống kê cho thấy, 14 doanh nghiệp bất động sản nhà ở niêm yết chứng khoán đang sở hữu gần 22.000ha đất sẵn sàng cho phát triển dự án. Trong đó, dẫn đầu là Vinhomes với khoảng 14.500ha, Novaland với gần 1.825ha, TTC Land với hơn 1.786ha, Nam Long với 680 ha và Đất Xanh với 493ha (Quỹ đất của TTC Land bao gồm đất khu công nghiệp hơn 1.266ha). Nếu loại trừ quỹ đất phát triển KCN, quỹ đất ở sạch của TTC Land xếp sau Nam Long.

Theo dữ liệu của một tổ chức tài chính chuyên nghiệp ở Việt Nam, quỹ đất sạch của Vingroup hiện lên đến 14.500ha. Vinhomes tập trung phát triển các dự án bất động sản nhà ở và bất động sản thương mại phức hợp (không bao gồm bất động sản bán lẻ/TTTM )

Các dự án bất động sản nhà ở của Vinhomes được nhận diện dưới thương hiệu Vinhomes. Các dự án mang thương hiệu Vinhomes có vị trí đắc địa tại các tỉnh thành trọng điểm trên toàn quốc. Trong đó phải kể đến quỹ đất 272 ha tại trung tâm quân 9 đang được Vinhomes triển khai và xây dựng. Quỹ đất này được quy hoạch phát triển 1 dự án đại đô thị Vinhomes Grand Park với quy hoạch đồng bộ về cơ sở hạ tầng tiện ích nâng tầm chất lượng sống của người Việt.

TTC Land mới đây công bố TTC đang sở hữu một lợi thế rất lớn về tích sản với tổng quỹ đất gần 1.900 ha trải dài từ Bắc vào Nam trong đó 95% tương đương 1.786 ha là quỹ đất sẽ phát triển trong tương lai, 23ha (1%) là những sản phẩm đã bàn giao và 79 ha (4%) là những dự án đang trong quá trình triển khai và sẽ bàn giao trong từ 2019 đến 2022.


Quỹ đất của Novaland để phát triển sản phẩm nhà ở và sản phẩm du lịch, theo công bố ước tính đạt gần 1.825ha. Trong đó khoảng 1.040ha quỹ đất của Novaland nằm ở Phan Thiết; hơn 100 ha nằm ở Cần Thơ, phần lớn còn lại tập trung tại TP. Hồ Chí Minh.

Thống kê cho thấy, trong hơn 1.641ha đất của TTC Land có 1.266ha là đất làm khu công nghiệp tại Tây Ninh và Long An; 289 ha đất phát triển du lịch – khách sạn – nhà hàng tại Phú Quốc; phần còn lại đất nhà ở, khu thương mại năm ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Hải Phòng.

Nam Long mặc dù xếp sau TTC Land về tổng quỹ đất, nhưng nếu tách quỹ đất phát triển khu công nghiệp, quỹ đất ở và thương mại của Nam Long đang xếp thứ 3, chỉ sau Vinhomes và Novaland. Nam Long đang có 681,3ha đất đã có "sổ đỏ" để phát triển các sản phẩm nhà ở, tập trung tại Long An, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Hải Phòng, Hà Nội.

Điểm lợi thế mạnh mẽ của Nam Long là phần lớn quỹ đất sạch được đầu tư từ những năm trước nên chi phí thấp. Đơn cử chỉ tính riêng phần diện tích đất 165 ha (đất thô) thuộc giai đoạn 1 của Waterpoint (Long An) tương đương 45% tổng diện tích dự án (355ha) được Cushman & Wakefield (C&W) ước tính giá khoảng 65 USD/m2, tương đương giá trị bất động sản giai đoạn 1 vào khoảng 106,8 triệu USD (tương ứng 2.430 tỷ đồng). Trong khi đó, toàn bộ diện tích 355ha nêu trên mới được hạch toán trên sổ sách của Nam Long theo giá trị ban đầu là 1.504 tỷ đồng.

Như vậy với giả định Nam Long sẽ góp 50% vốn vào liên doanh thực hiện dự án Waterpoint, Nam Long có thể sẽ ghi nhận thêm khoảng 1.700 tỷ đồng lợi nhuận từ định giá miếng đất 165ha.

Đơn vị xếp vị trí thứ 5 là Tập đoàn Đất Xanh. Ước tính quỹ đất của Đất Xanh hơn 492ha. Trong đó, 456ha đất tập trung tại 2 khu vực Quảng Nam, Nha Trang; phần còn lại ở TP. Hồ Chí Minh.

Tính riêng quỹ đất phục vụ phát triển sản phẩm nhà ở và thương mại tại TP. Hồ Chí Minh, loại trừ Vinhomes và Novaland, Năm Bảy Bảy đang dẫn đầu nhóm 12 doanh nghiệp với gần 56ha; tiếp theo là Nam Long với 47,3ha; xếp thứ 4 là Đất Xanh với gần 37ha; vị trí thứ 5 là TTC Land với gần 35ha.

Ngoài ra, xét về quy mô lô đất để phát triển dự án khu đô thị, Vinhomes, Novaland, Nam Long, Văn Phú – Invest và DIG là 5 doanh nghiệp dẫn đầu với quỹ đất phát triển khu đô thị. Vinhomes đang có quỹ đất 14.500ha; Novaland ước có khoảng 650ha; Nam Long có 466ha; Văn Phú – Invest có khoảng 116ha; DIG có khoảng 100ha đất để phát triển các khu đô thị.

Cú “sốc” năm 2018 mang tên “dự án bị rà soát pháp lý” đã khiến cho nhiều dự án bất động sản phải “nằm chờ”, qua đó không ít doanh nghiệp phải tốn thêm chi phí để thương lượng với khách mua nhà do giao nhà chậm tiến độ, chi phí vay tăng và tâm lý người mua nhà dù đã dọn vào ở cũng bất an khi chưa cầm "sổ đỏ" trong tay. Vì vậy, từ khóa của ngành bất động sản năm 2019 không phải là "tiền mặt", "quỹ đất" mà “phải có sổ đỏ”.

Tình trạng dự án bị rà soát pháp lý, thủ tục hành chính kéo dài được dự báo khó lường trong năm 2019. Vì vậy, các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất sạch, có "sổ đỏ", pháp lý rõ ràng sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ trong năm nay và những năm tiếp do cầu nhà ở đang cao và thị trường đang khan hiếm sản phẩm.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP HCM (HoREA), cho rằng quá trình rà soát, thanh tra các dự án càng kéo dài thì càng bất lợi cho doanh nghiệp vì chi phí vốn, lãi vay ngân hàng tăng và mất cơ hội kinh doanh. Số lượng dự án bị giảm dẫn đến số lượng nhà ở đưa ra thị trường cũng bị sụt giảm, không có lợi cho cả cho người mua nhà và thị trường bất động sản.

Đó là lý do Hiệp hội đề xuất TP HCM công khai danh sách 124 dự án trong diện bị tạm ngừng được tiếp tục triển khai. Kết quả, TP HCM đã chấp thuận việc công khai danh sách này trong chương trình làm việc quý II của HoREA.

Trong lúc đó, một số công ty xây dựng, có hoạt động xây dựng cũng cho biết đã "nếm trải" ảnh hưởng. Gặp khó, Coteccons, Hòa Bình sẽ chuyển đổi cơ cấu giá trị thầu xây dựng. Trong khi Coteccons tìm đến các dự án nhà xưởng công nghiệp thì Hòa Bình sẽ tập trung vào trung tâm thương mại, khu phức hợp, khách sạn resort.

Theo Bizlive
Gọi ngay : 0934 666 418